NHẬT THỰC: MỘT TÁC PHẨM CHO NHỮNG KẺ ĐIÊN

 


 

(50 niên trong một nhịp đập tim)

 

Vào ngày 1 tháng 3 năm 1973, nơi xứ sở sương mù lần đầu cho phát hành Dark Side Of The Moon, một tuyệt tác âm thanh của bốn chàng trai trẻ dưới nghệ danh Pink Floyd. Nửa thế kỷ trôi qua, và dường như càng ngày siêu phẩm này càng trở nên xác đáng hơn cho xã hội hiện đại.

 

Nếu như âm nhạc thiếu đi một mảnh ghép để tạm tới sự hoàn mỹ, thì Dark Side Of The Moon chính là mảnh ghép ấy; và nếu như mảnh ghép để nghệ thuật âm thanh có thể đạt tới cực hạn của nó vẫn còn khuyết, thì Dark Side Of The Moon là mảnh ghép lớn nhất trong bộ xếp hình. Chưa bao giờ trong lịch sử tồn tại một nhạc phẩm tinh tế và thăng hoa trên toàn diện các khía cạnh như thế: về bản nhạc, về hòa phối, về nội dung, và cả sự về chỉnh chu trong lĩnh vực kỹ thuật.. Đối với tôi, Dark Side Of The Moon là album vĩ đại nhất mọi thời đại.


Dark Side Of The Moon (tạm dịch: mặt tối của mặt trăng) thuộc dòng nhạc cấp tiến, tức là không bó buộc trong một thể loại cụ thể nào, chủ yếu khai thác triệt để sự thăng hoa tạo nên được từ tần số âm thanh.. Vào thập niên 1970s, sau khi nhạc rock đã trải qua ba thập niên liên tục cải thiện và hoàn mỹ hóa nó lên, dường như những nghệ sỹ tham vọng trong niên đại này lại một lần nữa giống như những tiền bối của họ, nghĩ ra cách để hoàn toàn cách tân và thay đổi loại hình nghệ thuật này một lần nữa.. Đây là thời điểm cực thịnh của dòng nhạc cấp tiến, khi mà giới làm nhạc liên tục thể nghiệm triệt để với việc những gì con người có thể kiểm soát với âm thanh: họ không còn bận tâm về doanh số cũng như tính chất thị trường, mà cố gắng đưa âm nhạc đương thời trở thành một loại hình nghệ thuật cao cấp dành để cảm thụ sâu sắc, hơn là để vui vẻ và khiêu trong những bữa dạ tiệc. Có lẽ Dark Side Of The Moon là minh chứng rõ ràng nhất cho niên đại này.

 

Với hòa thanh phức tạp đậm vị jazz từ Richard Wright, những dòng giai điệu tinh tế từ David Gilmour và những ca từ mang nặng tính thơ và triết lý sâu sắc từ Roger Waters, và tổng thể bầu âm thanh ma mị, u buồn đầy chất nghệ đã tạo nên một tuyệt tác.. Nó không chỉ mang chất âm dị thường, mà sự hòa phối âm thanh cao cấp cũng được áp dụng triệt để, phương pháp thâu băng nâng cao, sự xử lý chuyên sâu về âm thanh, và ngay cả bìa album cũng đẹp một cách hoàn hảo. 50 năm sau, nó đã trở nên kinh điển.

 

Được phát hành dưới dạng đĩa than – một loại hình lưu trữ âm thanh tương đối hạn chế, thế nhưng Pink Floyd đã sử dụng triệt để ngay cả chính sự hạn chế ấy để củng cố cho dòng chảy mạch lạc của Dark Side Of The Moon.

 

Album được chia ra làm 2 nhạc phẩm dài, đặt ở hai mặt album, gần giống với cấu trúc của một bản giao hưởng cổ điển. Mỗi nhạc phẩm dài được tách làm 5 phần, với mỗi phần kể về một khía cạnh trong câu chuyện của toàn bộ album.. Chính vì thế, thính giả nên nghe toàn bộ album từ đầu tới cuối chứ không nên nhặt ra từng ca khúc nhỏ.

(mặt a: cuộc đời)

 

Mặt A của album kể về cuộc đời của một con người, từ khi sinh ra cho tới khi chết đi.

 

1/ Speak To Me <Nick Mason>

Speak To Me là một đoạn âm thanh hỗn tạp, nó chứa những câu nói hay những mô-típ mà sẽ xuất hiện trong album.. đúng hơn là, một sự cảnh báo cho cuộc đời khi giáng thế xuống giới phàm vô thường.

Mở đầu bằng nhịp tim đập, hoặc của bào thai, hoặc của người Mẹ, trao cho album sự sống của nó, đi cùng vài câu ngắn ngủi,

 

“I’ve been mad for f#cking years, absolutely years..” (tạm dịch: tao đã phát điên nhiều năm nay rồi, thực sự đã trở nên điên rồ..”

 

“I’ve always been mad, I know I’ve been mad..

Like most of us have

Hard to explain why you’re mad

Even if you’re not mad”

 

(tạm dịch: tao vẫn luôn phát điên, tao biết tao vẫn luôn phát điên..

giống như tất cả mọi người..

rất khó để giải thích tại sao tao lại phát điên

kể cả khi tao đang không phát điên)

 

Như một lời tiên tri vô tình, có lẽ ta rồi ai cũng sẽ phát điên.. Những đoạn băng ngày càng lớn cho tới khi thính giả nghe được tiếng thét của một người phụ nữ, người Mẹ, dần ngả sang hợp âm đầu tiên của album.. Và cứ như thế, đứa trẻ trào đời.

 

2/ Breathe (In The Air) <âm nhạc: Richard Wright / David Gilmour; ca từ: Roger Waters>

 

Với một dòng tiến trình hòa âm tương đối phức tạp, trên key Mi thứ và thêm nốt số 9 trong scale là La, phần âm nhạc mang đậm tính jazz và bản chất thường thấy của nó: một nét buồn rất nhẹ, một vị đắng rất mỏng. Dòng hòa âm được soạn bởi Richard Wright, và David Gilmour dần đi vào trong ca khúc bằng giai điệu mộng mị của mình trên tiếng miết dây guitar (chính xác hơn là pedal steel).

 

“Breathe, breathe in the air

Don’t be afraid to care

Leave, but don’t leave me

 

Look around,

Choose your own ground

 

For long you live and high you fly

Smiles you’ll give and  tears you’ll cry

All you touch and all you see

Is all your life will ever be.”

 

(tạm dịch:

Thở, con hãy cứ thở ra không trung

Đừng bận tâm, đừng e ngại

Tách ra khỏi Mẹ nào, nhưng đừng bỏ Mẹ lại

 

Nhìn xung quanh đi,

Hãy chọn vùng đất của riêng con

 

Vì con càng sống thì càng bay cao

Những nụ cười cho đi, những giọt lệ rơi xuống

Tất cả những gì con chạm hay thấy

Tất cả sẽ là cuộc đời của con.)

 

Những lời của người Mẹ dành cho hài nhi của mình khi nó vừa mới trào đời.. động từ “leave” được sử dụng như một lối chơi chữ cực kỳ thông minh, vừa là “tách ra”, mà vừa là “bỏ đi”.. Sau khi ra đời, đứa trẻ này sẽ được cắt dây rốn, trở thành một thực thể độc lập với Mẹ của nó, nhưng không phải vì vậy mà bà hi vọng sự chia cắt trong tình mẫu tử, “tách” ra khỏi cơ thể Mẹ, chứ đừng “rời bỏ” Mẹ.

 

“Run, rabbit, run

Dig that hole, forget the sun,

When at last the work is done

Don’t sit down, it’s time to dig another one..

 

For long, you’ll live, and high you’ll fly

But only if you ride the tide

And balanced on the biggest wave

You race towards an early grave..”

 

(tạm dịch:

Chạy đi, thỏ con, chạy đi

Đào cái hố, quên đi mặt trời

Và tới khi công việc đã xong

Chớ dừng lại, hãy tiếp tục đào cái hố khác..

 

Sẽ dài, con sẽ sống, và con sẽ bay cao

Nhưng sống là để lái được ngọn sóng

Thăng bằng trên cơn giông

Để đua thẳng tới nấm mồ..)

 

Hình ảnh con thỏ đào hố chắc cũng không còn kỳ lạ, nhưng nó cũng thật thương tâm. Giống như con thỏ, cuộc sống của con người rốt cuộc cũng chỉ có vậy, đào cho mình những cái hố, quên mất mặt trời, và chẳng ngừng nghỉ cho tới khi đào lên lỗ huyệt cho chính bản thân mình, và cụ thể, “another one”, chẳng biết khi nào sẽ là cái lỗ cuối cùng mà ta tự đào để yên nghỉ trong ấy.

 

Trong điệp khúc lần thứ hai, cách sử dụng dấu phẩy ngắt câu lại được áp dụng một cách cực kỳ thông minh. Trong phần điệp khúc thứ nhất, “for long you live” mang ý nghĩa “bởi cuộc sống sẽ dài”, còn “for long, you’ll live” lại mang ý nghĩa tuyệt vọng hơn nhiều, “trong một thời gian dài, con sẽ sống”.. Có lẽ “cái lỗ” mà thỏ con đào lên cuối cùng cũng được hé lộ ở ca từ cuối cùng của ca khúc: thăng bằng trên sóng gió cuộc đời, để rồi chạy đua thẳng tới nấm mồ của mình.. Cuộc sống vô thường.

 

3/ On The Run <David Gilmour / Roger Waters>

 

Ý tưởng cho On The Run được bắt đầu từ Roger Waters, thành viên “nhà thơ” của nhóm nhạc, khi ông mang vào 4 nốt nhạc ngẫu nhiên mà ông tạo ra trên một chiếc đàn điện tử, David Gilmour đã nhận ra tiềm năng của 4 nốt nhạc ấy và thực hiện một vòm âm thanh độc đáo bằng các nhạc cụ điện tử. Đây là một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho sự thể nghiệm độc đáo, mang nặng tính avant-garde của Pink Floyd.. Nó hỗn tạp, và có chăng sẽ khiến thính giả lần đầu tiếp xúc với nó hoang mang tột độ.. Thế nhưng, bằng một cách kì diệu nào đó, ta lại dần cảm thấy nhịp điệu bên trong cái hỗn mang ấy.. có lẽ, ta đã suýt lạc đường trong dòng chảy của album, đột nhiên những lời từ một tiếp thị sân bay vọng lại bên tai,

 

“Have your baggage and your passports ready and follow the green line to customs and then to immigration. BA 215 to Rome, Cairo, and Lagos”

 

(tạm dịch: hãy sắp xếp hành lý và hộ chiếu, men theo đường màu xanh lá để tới hải quan, và sau đó nhập cư. BA 215 tới Rô-ma, Cairo và La-gô)


Lấy bối cảnh trong một sân bay, On The Run miêu tả sự hoang mang của tâm lý con người, cụ thể là nỗi sợ tai nạn mỗi khi trên những phương tiện giao thông.. hay đúng hơn, là nỗi sợ cái chết của nhân loại.

 

Từ thuở sơ khai, con người chưa bao giờ thoát khỏi nỗi khiếp đảm dành cho cái chết, và dường như ý niệm về cái chết đã khiến người ta phát điên.

 

“Live for today, gone tomorrow, that’s me.. HAHAHAHAHAHA”

 

(tạm dịch: sống cho hôm nay, rồi mai chết, đấy là tao.. HAHAHAHAHA)

 

Giọng nói ấy vang lên, méo mó một cách kì dị, mang tới thính giả nỗi khiếp đảm và sự hoang mang ở cực hạn của nó, trước khi bất ngờ xéo lên một hiệu ứng thất thanh..


Một chút hoang mang, ta đã suýt lỡ mất nhịp chạy của album.. Và cũng như thế, một chút hoang mang, ta sẽ có thể lỡ bước cả cuộc đời..

 

Rồi nỗi sợ lớn nhất của nhân vật trong sân bay ấy cuối cùng phải tới, cũng giống như niềm ác mộng của toàn bộ nhân loại: chiếc máy bay ấy đâm, hay đúng hơn là, cái chết đã tìm tới.

 

4/ Time <Âm nhạc: David Gilmour / Richard Wright / Nick Mason / Roger Waters; ca từ: Roger Waters>

 

Time là một ca khúc cải biên từ Childhood’s End do David Gilmour viết, với giai điệu chính được sửa lại cho phù hợp với ca từ của Roger Waters, và phần hòa âm được biên soạn bởi Richard Wright, ngoài ra thì phần mở đầu còn có một đoạn độc tấu trống được soạn bởi Nick Mason.

 

Được chia làm 3 phần chính:

(1)    Mở đầu bằng tiếng đồng hồ reo, reo tán loạn, được hòa phối qua hai bên loa một cách chuyên nghiệp, trước khi chuyển qua phân đoạn “tích tắc” - phân đoạn độc tấu trống.

(2)    Phân đoạn chính.

(3)    Nhắc lại (reprise) phần đầu tiên của album – bài Breathe.

 

Đây là một trong những ca khúc kinh điển nhất của Pink Floyd, đặc biệt nổi tiếng bởi phần độc tấu guitar sầu não của David Gilmour, cùng với triết lý sâu sắc trong ca từ của Roger Waters.

 

Tôi xin phép không bình luận gì về ca từ của tuyệt tác này, mà sẽ để nó ở đây, để mọi người tự thẩm định,

 

“Ticking away the moments that make up a dull day

Fritter and waste the hours in an offhand way

Kicking around on a piece of ground in your hometown

Waiting for someone or something to show you the way

 

Tired of lying in the sunshine, staying home to watch the rain

You are young and life is long and there is time to kill today

 

And then one day you find

Ten years have got behind

No one told you when to run,

You missed the starting gun

 

And you run, and you run

To catch up with the sun,

But it's sinking,

Racing around to come up behind you again

 

The sun is the same,

In a relative way,

But you're older

 

Shorter of breath

And one day closer to death

 

Every year is getting shorter, never seem to find the time

Plans that either come to naught or half a page of scribbled lines

Hanging on in quiet desperation is the English way

The time is gone, the song is over, thought I'd something more to say

..

Home, home again

I like to be here when I can

And when I come home cold and tired

It's good to warm my bones beside the fire

 

Far away across the field

The tolling of the iron bell

Calls the faithful to their knees

To hear the softly spoken magic spells”

 

(tạm dịch:

Tích tắc trôi qua những khoảnh khắc làm nên một ngày buồn tẻ

Xé nhỏ và lãng phí từng giờ như một lẽ đương nhiên

Quanh đi quẩn lại trên một mảnh đất ở vùng quê hương

Chờ đợi một điều gì hay ai đó để cho mày thấy điều gì đó.

 

Chán việc chìm trong ánh nắng, khóa trong phòng ngắm nhìn cơn mưa

Khi còn trẻ và đời còn dài, luôn nghĩ mình còn thời gian để giết

Và rồi một ngày nhận ra, 10 năm đã trôi phía sau lưng

Chẳng ai nhắc mày cần phải chạy, rồi bỏ lỡ tiếng súng xuất phát.

 

Rồi mày chạy, rồi mày chạy, cố bắt kịp với mặt trời nhưng nó chìm rồi

Chạy đua tới lui, để rồi lại xuất hiện ngay phía sau mày một lần nữa,

Mặt trời thì vẫn thế, vẫn thân thuộc, chỉ có mày là già đi

Hơi thở ngắn lại, thêm một ngày cận kề cái chết.

 

Mỗi ngày đều trở nên ngắn hơn, không bao giờ tìm lại được thời gian

Những kế hoạch hoặc trở nên vô ích, hoặc chỉ là nửa trang giấy nguệch ngoạc

Tồn tại trong sự tuyệt vọng lặng yên là cách sống của loài người

Thời gian đã hết rồi, ca khúc cũng chấm dứt, cứ tưởng tôi còn gì để nói chứ..

..

Nhà, lại về đến nhà

Tôi thích ở đây khi có thể

Khi tôi về nhà, mệt nhoài và lạnh lẽo

Thật tốt khi được sưởi ấm bên ngọn lửa

 

Xa thật xa, bên kia cánh đồng

Tiếng rung từ con chuông sắt

Gọi mời những tín hữu quỳ xuống

Để nghe câu thần chú nhẹ nhàng thốt lên..)

 

Trong phân đoạn cuối cùng, ca khúc Breathe được sử dụng lại để cộng hưởng tính mạch lạc của toàn bộ nhạc phẩm.. Xin nhắc lại rằng, toàn bộ mặt A là một nhạc phẩm dài, với nội dung về một cuộc đời từ khi sinh ra tới khi chết đi.. Trong phân đoạn cuối này là hình ảnh con người này khi chạy đua với mặt trời, hay với thời gian về.. Cô đơn, lạnh lẽo, nhưng ấm áp bên cạnh ngọn lửa.. Nhưng thoải mái chẳng được mấy, hình như là âm thanh của một buổi tang ma, nơi ẩm mùi tâm linh, nơi mà những câu thần chú được “nhẹ nhàng thốt lên”, chấm dứt cuộc sống vô thường.

 

5/ The Great Gig In The Sky <Richard Wright>

 

Một ca khúc không lời về cái chết, được sáng tác hoàn toàn bởi Richard Wright. Đây là phần nhạc mà cá nhân tôi yêu nhất từ album, nó mang nặng hòa âm thực sự phức tạp và dị thường của dòng nhạc jazz. Không có bất kỳ một ca từ nào, mà thay vào đó là một màn trình diễn độc tấu giọng nữ thất thanh từ ca sỹ Clare Torry, khiến ca khúc này hoàn toàn thuộc về thế giới của jazz. Tiết tấu và tiến trình hòa âm của nó thực sự quá đẹp, thê lương, não nề. Nó không cần bất kỳ một ca từ nào để thính giả có thể hiểu được nội dung của nó: cái chết.

 

“I never said I was frightened of dying”

(tạm dịch: tôi chưa từng nói tôi sợ cái chết)

 

Cứ thế, khi hợp âm cuối cùng dần tắt đi, toàn bộ mọi thứ giảm xuống 1 semitone, và im lặng, cho thính giả một khoảng lặng thời gian để suy ngẫm trước khi lật sang mặt đĩa số 2.

***

Lời bình cá nhân: với tôi, mặt A của Dark Side Of The Moon là mặt đĩa đẹp nhất tôi từng nghe trong cuộc đời của mình, nó là kiểu âm nhạc mà chạm tới những phần sâu sắc nhất trong tiềm thức của tôi.. Tôi vốn không phải người quan tâm quá nhiều tới ca từ trong một nhạc phẩm mà thường tập trung vào hòa âm của một bản nhạc, nhưng sự hoàn hảo của tất cả mọi yếu tố trong album này: từ hòa âm cho tới phối khí, sự sắp đặt âm thanh hàn lâm cùng với ca từ sâu sắc.. chúng không chỉ bổ trợ cho nhau mà còn là những gì tinh tế nhất của tần số hay cảm xúc.. Có lẽ, đây thực sự là một concept thượng thừa mà tôi sẽ không bao giờ được chứng kiến lần thứ 2. Thực tế, tôi thường ngồi nhiều giờ trên xe bus, để chế độ chạy lặp lại và mở mặt A của Dark Side Of The Moon, và chưa lần nào nó không khiến tôi khóc.

 

(mặt b: phát điên)

 

Nếu như mặt A của album là câu chuyện kể về một cuộc đời từ thuở bắt đầu cho tới khi lụi tàn, thì mặt B lại là về những khía cạnh của cuộc sống khiến cho con người trở nên phát điên.

 

1/ Money <Roger Waters>

 

Money là một trong những ca khúc thương hiệu của nhạc rock thập niên 1970s: với đoạn riff bắt tai, phần độc tấu guitar điện nặng và ca từ dè bỉu chế độ tư bản chủ nghĩa.. nó đã là một kinh điển. Trên thực tế, mặc dù Roger Waters là người duy nhất được credit sáng tác lên ca khúc này, tuy nhiên điều ấy là không đúng sự thật. Roger đã nghĩ ra đoạn riff và giai điệu chính của ca khúc, tuy nhiên Richard Wright lại mới là người hòa âm cho nó, và cho nó tính nhạc, cùng với David Gilmour đã biên soạn phân đoạn cuối và giữa của ca khúc ở nhịp 4/4 để thực hiện đoạn độc tấu guitar của mình.

 

Nhịp điệu cho phân đoạn chủ yếu của ca khúc là ở nhịp 7/4, cực kỳ dị thường so với tiêu chuẩn của nhạc pop, tuy nhiên Money vẫn không phải là jazz cho dù phần hòa âm của Richard Wright là tương đối phức tạp.

 

Ca khúc không chỉ là một trong những bản nhạc rock kinh điển nhất của niên đại, mà còn là một trong những thánh ca trong việc mỉa mai và phê bình xã hội tư bản, nơi mà chỉ quan tâm đến tiền.

 

“Money, get away

You get a good job with more pay, and you're okay

Money, it's a gas

Grab that cash with both hands and make a stash

 

New car, caviar, four-star daydream

Think I'll buy me a football team

 

Money, get back

I'm alright, Jack, keep your hands off of my stack

Money, it's a hit

Ah, don't give me that do-goody-good bullshit

 

I'm in the high-fidelity first class travelling set

And I think I need a Learjet

 

Money, it's a crime

Share it fairly, but don't take a slice of my pie

Money, so they say

Is the root of all evil today

 

But if you ask for a rise, it's no surprise

That they're giving none away”

 

(tạm dịch:

Tiền, sẽ biến mất

Kiếm việc, trả lương cao, thế là ổn

Tiền, là khí ga

Nắm lấy bằng hai tay rồi giấu đi

 

Siêu xe, trứng cá muối, những giấc mơ cao cấp

Biết đâu nên đầu tư một đội bóng nhỉ?

 

Tiền ơi, quay lại đây

Tao ổn mà Jack, bỏ tay ra khỏi đồ của tao

Tiền, một cú liệng đấy

Đừng nói cái lí do nhảm nhí ấy

 

Tao đang trên một chuyến du lịch hạng nhất

Biết đâu nên đầu tư một chiếc Learjet nhỉ?

 

Tiền, nó là một tội lỗi

Chia nó công bằng, nhưng đừng hòng động vào miếng bánh của tao

Tiền ấy mà, chúng nó nói thế

Rằng tiền là cội nguồn cho mọi điều xấu xa

 

Nhưng nếu mày đòi thêm, đừng ngạc nhiên nhé

Khi mà chúng nó chẳng cho mày đồng nào đâu)

 

Phần ca từ mang màu châm biếm nhưng tương đối gay gắt phê bình sự tham lam và đạo đức giả trong xã hội, đặc biệt là một xã hội tư bản.

 

Ở cuối ca khúc, David Gilmour có thực hiện phần ca ngẫu hứng cùng với độc tấu đàn guitar.. Khi ấy những đoạn hội thoại được chơi đủ lớn để thính giả nghe thấy.

 

- Yeah.. I was in the right! (Ờ, chắc chắn tao đúng)

- Yes, absolutely in the right! (Ừ, chắc chắn đúng)

- That geezer was cruising for a bruising… (Thằng già kia đang tìm nỗi đau cho nó à)

- Yeah (Ờ)

- Why does anyone do anything? (Tao chẳng hiểu sao có ai lại định làm gì)

- I don't know, I was really drunk at the time… (Tao chịu, lúc đấy tao say lắm)

..

 

2/ Us And Them <âm nhạc: Richard Wright; ca từ: Roger Waters>

 

Đoạn hội thoại ở cuối Money có chứa nốt Mi, và bằng 2 bước, một giai điệu gồm 2 nốt Mi và Fa thăng đã kéo tới key Rê Trưởng (với 1 nốt treo là Mi) trong Us And Them một cách mượt mà. Us And Them được soạn bởi Richard Wright, cùng với ca từ viết bởi Roger Waters. Giống như những sáng tác khác của Wright, phần hòa âm của Us And Them mang nặng tính phức tạp của dòng nhạc jazz, và mang âm hưởng rất sầu. Đây là một trong những ca khúc mà cá nhân tôi thích nhất trong album.

 

Roger Waters luôn là một con người rất chính trị, đặc biệt khi mà Cha ông qua đời trong cuộc chiến tranh với Phát Xít Đức Quốc Xã, thì ông càng trở nên phẫn nộ với chiến tranh hơn.. Đó cũng là nguồn cảm hứng cho Roger khi viết ca từ của Us And Them.

 

“Us and them

And after all, we're only ordinary men

 

Me and you

God only knows it's not what we would choose to do

 

“Forward” he cried from the rear

And the front rank died

The general sat and the lines on the map

Moved from side to side

 

Black and blue

And who knows which is which and who is who

 

Up and down

And in the end it's only round and round

 

“Haven't you heard it's a battle of words?”

The poster bearer cried

“Listen, son,” said the man with the gun

“There's room for you inside”

 

Down and out

It can't be helped, but there's a lot of it about

 

With, without

And who'll deny it's what the fighting's all about?

 

Out of the way, it's a busy day

I've got things on my mind

For want of the price of tea and a slice

The old man died”

 

(tạm dịch:

Chúng ta, và họ

Sau cùng thì cũng đều chỉ là những con người bình thường mà thôi

 

Tôi, và bạn

Chỉ Chúa mới biết ta sẽ lựa chọn làm gì

 

“Tiến lên”, hắn gào

Khi mà hàng trên cùng chết

Vị tướng ngồi khi mà các đường trên bản đồ

Di chuyển từ bên này sang phía kia

 

Đen, và xanh

Rồi ai hiểu cái gì là cái gì, và ai là ai?

 

Lên, và xuống

Rồi sau cùng, chỉ luẩn quẩn một vòng tròn

 

“Mày chưa rõ sao? Rằng nó là một cuộc đấu khẩu?”

Người mang áp phích đã khóc

“Nghe này, con trai,” người lính nói

“Có chỗ cho bạn bên trong đấy”

 

Xuống, và ra ngoài

Chẳng có ích gì, nhưng có rất nhiều điều về nó

 

Với nó, không có nó

Rồi ai sẽ phủ nhận sự phi nghĩa của cuộc chiến này?

 

Ngoài kia lại là một ngày bận rộn

Còn đã có những điều gì trong tâm trí của tôi

Vì muốn có giá của một chén trà và một lát bánh

Mà lão già phải chết)

 

Ca khúc lột tả sự hoang mang của những người lính khi ra trận. Tại sao họ phải ở đây? Nếu như họ giết kẻ địch, liệu ai mới là người xấu? Liệu có lý tưởng nào là chính nghĩa hay không? Rốt cuộc thì chúng ta đều chỉ là những người bình thường thôi mà.. Rồi như một vòng luẩn quẩn, ta tàn sát nhau, vô nghĩa.

 

3/ Any Colour You Like <David Gilmour / Richard Wright / Nick Mason>

 

Ca khúc không lời thứ 3 của album, và cũng là một trong những bản nhạc yêu thích nhất của cá nhân tôi vì sự tráng lệ của nó. Với phần hòa âm được soạn bởi Richard Wright, giai điệu bởi David Gilmour và nhịp điệu của Nick Mason, đây là một trong những điểm nhấn táo bạo nhất của album. David Gilmour đã sử dụng hiệu ứng Uni-Vibe cho guitar để tạo nên âm thanh hòa âm đánh lừa do độ trễ của nó, và Richard Wright cũng thể nghiệm với máy VCS 3 để tạo nên môi trường vang vọng. Những khúc giai điệu ngập ngừng nhưng được đẩy lên thăng hoa vô cùng chỉn chu mặc dù tính thể nghiệm của nó là rất cao, hoàn toàn khác xa với bất kể thứ gì trên thị trường nhạc pop.

 

Đây là bản nhạc miêu tả sự thiếu tính lựa chọn trong xã hội con người: Màu nào cũng được, miễn là nó đen.

 

4/ Brain Damage <Roger Waters>

 

Dù được credit cho một mình Roger Waters, nhưng thực tế phần hòa âm của Brain Damage lại được David Gilmour sửa lại phần hòa âm, giữ ý tưởng gảy guitar của Roger. Với nội dung về sự điên rồ, một nhoáng về sự ân hận có thể thấy trong ca từ của Roger.

 

“The lunatic is on the grass

The lunatic is on the grass

Remembering games and daisy chains and laughs

Got to keep the loonies on the path

 

The lunatic is in the hall

The lunatics are in my hall

The paper holds their folded faces to the floor

And every day the paperboy brings more

 

And if the dam breaks open many years too soon

And if there is no room upon the hill

And if your head explodes with dark forebodings too

I'll see you on the dark side of the moon

 

The lunatic is in my head

The lunatic is in my head

You raise the blade

You make the change

You rearrange me till I'm sane

 

You lock the door and throw away the key

And there's someone in my head, but it's not me

 

And if the cloudbursts thunder in your ear

You shout and no one seems to hear

And if the band you're in starts playing different tunes

I'll see you on the dark side of the moon”

 

(tạm dịch:

Kẻ điên đang nằm trên cỏ,

Nhớ lại những trò chơi, chuỗi hoa cúc và tiếng cười

Phải giữ cho kẻ ngốc ở trên con đường

 

Kẻ điên đang ở trong sảnh

Kẻ điên đang ở trong sảnh của tôi

Những mảu giấy nhàu in hình mặt họ rơi xuống đất

Rồi mỗi ngày kẻ bán báo lại mang tới thêm

 

Và nếu con đập vỡ ra quá sớm

Và nếu như không còn chỗ trên đỉnh đồi

Và nếu như đầu anh vỡ tung với những hắc điềm

Thì hẹn gặp anh ở mặt tối của mặt trăng

 

Kẻ điên đang ở trong đầu tôi

Sự điên loạn đang ở trong đầu tôi

Anh nâng thanh gươm và thay đổi mọi thứ

Nhưng anh lại đổi thay khiến tôi phát điên

 

Anh khóa cánh cửa lại, rồi vứt chìa đi

Có ai đó trong đầu tôi mà không phải là tôi

 

Và nếu như sấm ngang qua tai anh

Anh hét lên nhưng chẳng ai nghe thấy

Và nếu như ban nhạc của anh bắt đầu chơi những bản nhạc khác

Thì hẹn gặp anh ở mặt tối của mặt trăng)

 

Đây là một bức thư trực tiếp gửi tới Syd Barrett – thủ lĩnh cũ của nhóm Pink Floyd, người mà đã lóe sáng quá nhanh để rồi phát điên và vụt tắt.. Dường như, Roger rất áy náy khi phải bỏ lại người bạn cũ ở phía sau để bước tiếp tới danh vọng.. Nếu như ở Money, Roger gay gắt phê phán sự công nghiệp của xã hội tư bản, thì ở đây, Brain Damage lại là sự tiếc thương cho hậu quả của ngành công nghiệp ấy.


Cách Roger chơi chữ trong câu "The lunatic is in my head" tới 2 lần cũng thực sự thông minh, với "lunatic" lần lượt đóng vai trò là danh từ và tính từ.

 

5/ Eclipse <Roger Waters>

 

Nếu như mặt A của album đóng lại một cách ảm đạm và u sầu, thì mặt B lại kết thúc như một bản hùng ca. Tất cả những thăng hoa được giữ tới cuối, giống như một sự bùng nổ.

 

Eclipse được credit cho một mình Roger Waters, tuy nhiên toàn bộ phần hòa âm nhạc nền lại được soạn lại bởi Richard Wright và David Gilmour, củng cố tính nhạc cho giai điệu tương đối đơn giản của Roger.

 

Eclipse – nhật thực, phần kết hùng tráng cho toàn bộ tuyệt tác mang tên Dark Side Of The Moon, khép lại câu chuyện sâu sắc về nhân loại, nhân sinh và xã hội.

 

“All that you touch

And all that you see

All that you taste

All you feel

 

And all that you love

And all that you hate

All you distrust

All you save

 

And all that you give

And all that you deal

And all that you buy

Beg, borrow or steal

 

And all you create

And all you destroy

And all that you do

And all that you say

 

And all that you eat

And everyone you meet

And all that you slight

And everyone you fight

 

And all that is now

And all that is gone

And all that's to come

 

And everything under the sun is in tune

But the sun is eclipsed by the moon”

 

(tạm dịch:

Tất cả những gì bạn chạm vào

Và tất cả những gì bạn thấy

Tất cả những gì bạn nếm thử

Tất cả những gì bạn cảm nhận được

 

Và tất cả những gì bạn yêu

Và tất cả những gì bạn ghét

Tất cả những gì bạn không tin tưởng

Tất cả những gì bạn cứu

 

Và tất cả những gì bạn cho

Và tất cả những gì bạn giải quyết

Và tất cả những gì bạn mua

Cầu xin, mượn được hay lấy trộm

 

Và tất cả những gì bạn tạo ra

Và tất cả những gì bạn phá hủy

Và tất cả những gì bạn làm

Và tất cả những gì bạn nói

 

Và tất cả những gì bạn ăn

Và tất cả những người bạn gặp

Và tất cả những gì bạn xem nhẹ

Và tất cả mọi người bạn chiến đấu

 

Và tất cả những gì bây giờ

Và tất cả những gì đã biến mất

Và tất cả những gì sẽ đến

Và mọi thứ dưới ánh mặt trời đều đồng điệu

Nhưng Mặt Trời bị che khuất bởi Mặt Trăng)

 

Tất cả mọi thứ dưới Mặt Trời đều đồng điệu, nhưng Mặt Trời lại bị che khuất bởi Mặt Trăng.. Đây thực sự là một cách đầy nội lực để khép lại một tuyệt tác.. Nó cho ta một chút hi vọng, khi mà sau bao nhiêu đau buồn, bao nhiêu vấn đề mà khiến con người phát điên, thì cuối cùng cũng có một chút hi vọng – hình ảnh Mặt Trời.

 

Rồi một câu hội thoại nhỏ vang lên,

“There is no dark side in the moon, really. Matter of fact, it's all dark. The only thing that makes it look light is the sun."

(tạm dịch: chẳng có gì gọi là mặt tối của mặt trăng đâu.. Thực tế thì, nó đều tối cả. Thứ duy nhất khiến nó sáng là mặt trời)


 Và rồi như một vòng tuần hoàn, khép lại hẳn album là tiếng nhịp đập của trái tim, như cách nó được mở ra..

Có rất nhiều ca từ ảm đạm, và bản thân khái niệm này khá ảm đạm. Các khái niệm ảm đạm này được gọi là mặt tối của mặt trăng. Tuy nhiên, những ý tưởng về niềm hy vọng liên quan đến nhân loại được thể hiện bằng hình ảnh Mặt Trời, xuất hiện trong Eclipse..

 

Toàn album là một câu chuyện cảnh báo bởi tất cả các bài hát mô tả hoặc mang lại nhận thức cho mặt tối của mặt trăng, hoặc các ý tưởng khác nhau dẫn đến một cuộc sống không được thỏa mãn và cuối cùng là sự điên rồ.

 

Eclipse khép lại album, mặc dù lần đầu tiên nhắc nhở người nghe về Mặt Trời, hoặc mang đến cho người nghe một tia hy vọng với tất cả những ý tưởng tích cực liên quan đến con người. Với Mặt Trăng che khuất Mặt Trời ở cuối album, nó dường như gợi ý rằng sự điên rồ sẽ qua như nhật thực đang chặn ánh tà dương cuối cùng cũng sẽ đi qua.

 

***

(kết)

50 năm trôi qua, nhưng dường như âm nhạc của Pink Floyd vẫn là một phần hàn lâm nhất trong nghệ thuật mà ai cũng có quyền được cảm và hưởng thụ nó.

 

Dark Side Of The Moon, có thể nói là đỉnh cao chói lọi nhất của nhóm nhạc người Anh, nó đã dành 18 năm ròng trên bảng xếp hạng Billboards 200, trở thành album trụ lại trên bảng xếp hạng lâu nhất mọi thời đại tính tới ngày hôm nay.

 

Ma thuật từ hòa âm của Richard Wright, giai điệu của David Gilmour, ca từ của Roger Waters và cảm nhịp điệu của Nick Mason đang ở thời kỳ hưng thịnh nhất, những yếu tố ấy quyện vào và cho ra thị trường một trong những sản phẩm tối thượng nhất trong lịch sử âm nhạc.


Nội dung của nó dường như chưa bao giờ xác đáng hơn trong hoàn cảnh xã hội ngày hôm nay – một thế giới mù quáng trong ảo vọng của sự thành công mà quên mất cốt lõi của cuộc sống là niềm vui; một thế giới đảo điên và đánh mất nhân tính chỉ để lấp đầy cho chiếc ví trong túi quần.. Một thế giới nơi mà cuộc chiến xâm lăng của Nga và Ukraina vẫn đang hằng ngày diễn ra với vô số linh hồn mất đi người Cha và người chồng của họ cho một cuộc chiến phi lý.

 

“Chúng ta, và họ

Sau cùng thì cũng đều chỉ là những con người bình thường mà thôi..”

 

***

 

(điên loạn)

 

Mới hôm nọ, Roger Waters đã công khai chỉ trích những đồng đội cũ của mình, thẳng thắn chê Richard Wright và David Gilmour là “bất tài”, khẳng định rằng “Tôi viết hết Dark Side Of The Moon”, trong khi hai người kia mới là những người chịu trách nghiệm hoàn toàn về phần âm nhạc, còn Roger, dù là một phần rất quan trọng, nhưng ông cũng chỉ viết ca từ.. Roger đã thực sự bất kính với người đồng nghiệp quá cố để thỏa mãn cái tôi khổng lồ của mình.. đáng buồn làm sao..


Dường như Roger đã tiên tri được chính tương lai của mình, ông đã trở nên “phát điên”, trở thành chính kẻ mà ông phê phán gay gắt 50 niên về trước.


"The lunatic is in my head"

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

THU NĂM CHỮ

NGOẠI TÌNH

NẮNG MAI